Những điều " CÓ THỂ " bạn chưa biết về Chim Họa Mi :
1 - Nếu nhà bạn nuôi 1 con mi mái hay ( ti dụ tốt ) nó có thể làm con mi trống cùng nhà tự căng hót nhiều mà bạn ko cần phải làm gì cả.
2 - Mi thuần có thể nhảy vỡ mặt nếu hoảng sợ hoặc nhảy rất nhiều nếu ko có điện và Mi mộc có thể lắc lư hót ra bài nếu có mái hay hợp dụ tốt.
3 - Mi nuôi lồng nhỏ thì dễ thuần hơn & nếu bạn treo càng cao chim càng nhảy khỏe , ngược lại bạn đặt lồng dưới đất vào góc tường sẽ ít nhảy hơn.
4 - Mi có thể sợ bạn rất lâu nếu bạn làm nó hoảng sợ.
5 - Mi mỏ dưới mỏng và đầu mỏ nhọn sẽ hót mau mỏ.
6 - Mi hót bài nhiều hơn khi chúng nghe tiếng chim chòe lửa , sơn ca, tiểu mi,...
7 - Chim già rừng ( tuổi đời sống ngoài tự nhiên ) chân nhỏ quắt khô - thường ít khi lên vẩy chân dầy kể cả nuôi lồng nhiều năm.
8 - Chim non rừng & già lồng ( chim tuổi rừng ít và nuôi lâu trong lồng ) chân dễ lên vẩy sừng dầy hơn.
9 - Mi mà con nào đầu vuông thì khó thuần và dễ nhảy sứt mặt
10 - Mi hót thường có đầu dài , mỏ nhọn.
11 - Nếu nuôi mi trong bóng tối và che áo tối nhiều ngày thì mỏ trên ( mỏ chấu ) và móng chân nhanh dài.
12 - Mi móng mèo ( móng ngắn ) khó dài và hầu như ít mọc dài hơn dòng chim móng nứa.
13 - Họng chim mi báo hiệu chim căng thì càng ngày nhìn càng vàng đỏ ( vàng sậm như mỏ chim yểng chim sáo )
14 - Mi thường thích bới đất cát để tìm giun dế .
15 - Mi dễ bị khàn nếu bạn phơi nắng quá gắt và Mi chịu thời tiết lạnh tốt hơn chịu nóng.
16 - Họa Mi lồng sáng dễ chơi, lông đầu mỏng dễ chơi.
17 - Mi thường hót đè nhau nếu bạn nuôi cùng 1 nhà diện tích hẹp ( Nếu điện ngang nhau thì hót đấu vô tư ). Có trường hợp nuôi theo đàn số lượng lớn cá biệt lại hót đua nhau sung hơn đặc biệt với mộc .
18 - Mi nuôi trong lồng có thể thay lông theo mùa cố định nhưng cũng có thể có con thay sớm, con thay muộn ( Có con đang thay lông vẫn hót nhưng thay xong lông lại mất điện ít hót ).
19 - Khi con mi hót căng nhìn dáng bộ sẽ hùng dũng hơn, mắt méo hơn, sắc lông tơi và có vẻ vàng sáng hơn ( Ngược lại chim còn sợ sệt chưa tự tin thì thì nhớn nhác, người quắt lại lúm dúm , sắc lông bết có vẻ nhìn tối màu .... )
20 - Họa mi nên nuôi kèm mái chim sẽ nhanh sung và nhanh có lửa hót nhiều nhưng nếu để con mái sùy quá nhiều sẽ làm " rạc chim" trống hoặc nuôi kèm mái gần quá quá lâu ngày chim trống dễ hụ thuộc mái, và có thể tạo nết chơi sục sạo tìm mái nếu cứ để mái sùy gọi từ xa nhiều ngày liên tục...
21 - Chim Có thể mất lực nếu tập lực quá sức hoặc ko đúng thời kì, lực quá rộng, nếu con chim năng động thì ít cần tập lực. Nên hãy cẩn trọng khi tập lồng lực.
22 - Mi nuôi 1 mình vẫn hót vẫn chơi tốt nhưng cần kiên trì thời gian, nói chung nếu có mái hỗ trợ sẽ sung mãn hơn và độ thuần nhanh hơn với nuôi hót nhà.
23 - Mi có gáy cao - gấp khúc ( gáy lợn ) độ ổn định không cao.
24 - Họa càng dài và nhỏ đều thẳng độ hót ổn định cao, Họa vếch cong dấu ngã dữ chim cục tính, Họa cụp hót đều lành chim hót lì bệt nếu có tuổi, họa đứt độ ổn định ko cao, ...
25 - Lam mắt ( vòng tròn trắng quanh mắt) càng dầy mỏng đều càng đẹp, ...
26 - Lỗ tai thông ( lông lỗ tai mỏng ) chim rất mau mỏ - tâm lý tốt
27 - Cẳng chân nhỏ chim nhỏ, cẳng chân to chim to, gối nhỏ kín chim đứng cầu, gối to hở chim nhảy khỏe ...
28 - Đuôi cụp bền lành chim, đuôi vểnh khó thuần
29 - Đầu cổ thân liền lạc chim khỏe cân đối tốt, Cổ thắt to đầu ko cân đối chim khó chơi ..., Ngũ trường hay ngũ đoản đều tốt quan trọng là vào bộ...
30 - Mắt chim thần thái thay đổi theo thời gian và độ căng của chim . Do vậy quá trình nuôi và chăm sóc rất quan trọng....
31 - ...