Họa Mi mua về mất lửa thì làm thế nào ?

Submitted by hoat on Mon, 08/26/2024 - 14:59

Họa Mi mua về mất lửa thì làm thế nào ?

Đầu tiên AE quan sát tình trạng chim trước . Có nhiều trường hợp :

1 . 

- Lúc mới mua chim về Quan sát thấy chim mặt nhớn nhác, có thể nhẩy nhiều, nhẩy không theo đường lối ... Hãy che đỡ áo lồng và đặt dưới đất và 1 góc nào đó, thả 1 vài con mồi tươi để chim ăn lấy bình tĩnh - ổn định tâm lý.

- Nếu chim lửa quá kém gặp mái cũng bù đầu , kêu róc thì không nên dùng mái ở thời điểm này mà hãy tập chung nuôi yên tĩnh và tránh bị đè bởi các con mi hót căng khác .

- Hãy tách xa chim mái , khoảng cách xa có thể là từ 7m trở lên tùy địa hình nhà bạn ( Không nên để quá xa ) vì mục đích để cho con mái vẫn có thể gọi dụ nhẹ nhàng từ xa hằng ngày ( Tiếng vọng gọi từ xa của mái sẽ là phương thuốc hữu hiệu đảm bảo an toàn để chim mới dần thích nghi ).

- Nếu chỉ nghe tiếng mái mà vẫn xù mạnh thì tốt nhất không dùng mái ở giai đoạn này luôn nhé.

- Tùy tình trạng chim quan sát ánh mắt , thái độ qua từng ngày, cứ nuôi độc thung như vậy có thể 1 tuần , 2 tuần hoặc lâu hơn ( Không dùng mái ) ... nếu thấy chim tốt hơn thì lúc này có thể thử thái độ bằng cách : Mở các tiếng chòe than hót, lửa hót, tiểu mi... hót nhẹ nhàng để xem thái độ của chim thế nào nhé .

Nếu thấy chim có thái độ dựng mình, có tí lúc lắc hay nhấm nhẳng hót lại thì lúc này có thể thử bắt đầu đưa mái lại dần dần và ốp mái ( nếu chịu mái có thái độ thì tốt , nếu không thì vẫn phải nuôi độc thung tiếp kiên trì ). 

Lưu ý : Mái phải khéo nhé , chứ mái dữ quá đánh trống là trống cũng sợ đó AE nhé !

2.

- Nếu chỉ mất lửa do yếu tố ngoại cảnh vẫn có thái độ ít với mái , Quan sát mắt mặt thần thái vẫn sắc nét ... ( Ví dụ : lạ thung lạ nhà, lạ chủ, xóc - sốc do vận chuyển, thời tiết, khí hậu ... vân vân )  thì AE có thể dùng  " mái khéo " nhẹ nhàng ốp 1 tuần 2 lần mỗi lần 3-5 phút ( Rồi tách mái ra xa xa hẳn ) . Có thể lúc đầu sẽ chưa có thái độ nhiều  - chỉ búng cánh nhẹ là cũng được rồi, hãy từ từ qua từng ngày quan sát và điều tiết. Dần dần 3-4 tuần mới cho nhìn mái 1 lần, sau này chim căng tốt thì cách xa nữa ra để chim quen việc hót đấu hơn

- Lúc này có thể dùng file tiếng hót chuyện của họa mi, hoặc các loài chim khác để tập luyện cho chim hót vào mỗi buổi sáng khoảng từ 8h30 - 10h nhé ( Không dùng file hót đấu gắt quá mạnh chim sẽ sợ nhé ) . Video hót chuyện : " Video "

3.

 Nếu chim mất lửa mà vẫn thuần nhưng không bù Có thể thả lồng lực - lồng chạy đất với không gian rộng , yên tĩnh và có thể để chim trong lực đó luôn từ 5 ngày - 7 ngày , nếu chim tắm được trong đó luôn càng tốt. Quan sát sự thích nghi của chim sau 1 tuần nếu tiến triển tốt có thể cho ra lồng nuôi và bắt đầu tắm hằng ngày. ( Trong giai đoạn thả lực nếu chim chưa quen lồng hãy để các con chim khác loài bên cạnh ví dụ : Chòe, mào ... vân vân để chim yên tâm vào lồng không nhẩy hoảng loạn vì đã có bầy đàn hoặc đặt mái bên cạnh lồng lực một chút cũng được để trống tâm lý an toàn vào lồng rộng nhé ) .

( Cách này không nên dùng cho chim mộc dẫy sợ nhảy - còn nhát nhé vì mới về lại nhát lại thả lực rất có thể chim khó thích nghi ngay và ra vào cũng khó ... Mà hãy tập chung để chim loại này quen lồng nuôi nhỏ mới để yên tĩnh đã nhé )

4 .

- Nếu qua ít ngày chăm sóc AE quan sát thấy tiến triển,  AE có thể tập luyện hót cho nó bằng các bài luyện hót cho chim lấy lại sự tự tin, chiếm thung mới  như những clip M hướng dẫn như này : " Video 1 "  , " Video 2 "  , ..

5.

- Nếu nhà bạn nuôi nhiều loại chim hót nhẹ nhàng và không gian thoáng đẹp là lợi thế để Họa mi của bạn nhanh hòa nhịp hơn, chúng sẽ bắt tần số âm thanh với môi trường mới nhanh và hiệu quả.

- Qua thời gian nuôi hằng ngày chim dần có thái độ, quen chủ nuôi, luyện hót được chút, bạn có thể treo chim ra chỗ thoáng sáng tĩnh cao ráo nếu là chim thuần để chim hót dần trở lại ...

KL : Nói chung hiệu quả tới đâu thì phụ thuộc nhiều vào sự quan sát cảm nhận của chủ chim, còn trên đây là những gợi ý cơ bản để AE tham khảo . Chúc AE thành công !

họa mi chân vàng mỏ vànghọa mi nhất