Cách Điều Tiết Lửa Chào Mào

Submitted by hoat on Fri, 05/31/2024 - 20:40

Cách Điều Tiết Lửa Chào Mào

" Chủ chim cần quan sát nết chim chơi và tình trạng chim trên giàn đấu để có cách chăm sóc điều tiết lửa cho chim hợp lý . Mỗi con chim có cách chăm sóc khác nhau "

1. Nếu chim có dấu hiệu yếu lửa : Chơi không sâu, không lâu, bỏ lơ nhiều ... nhớn nhác ... :

- Nên tập dượt dãn dài thời gian , tập chung dưỡng lực cho chim và thời gian dãi mỗi lần ngắn và tăng dần theo thời gian nhằm mục đích gây ức chế lên lửa ( ví dụ : chim có thể chơ được 1h đồng hồ nhưng bạn nên cho chim nghỉ ở tầm 40 phút , rồi về cách khoảng 2 tuần lại đi dãi tiếp, không nên để chim chơi quá lực khi còn yếu )

- Có thể tập lực lồng 80cm hoặc dưỡng lực lồng 60cm

- Chế độ ăn :

+ Cám ổn định  ( Nếu dùng Cám Chim Đất Việt - chỉ cần ăn 1 loại ổn định quanh năm )

+ Tăng lượng Mồi tươi và Quả , Củ : Dế, Cào Cào, Chuối ương gần chín , Táo ... 

- Tắm nước và nắng đều đặn mỗi ngay tùy công việc ( nắng sáng hoặc chiều - Nắng nhẹ tránh gắt )

- Đảm bảo giấc ngủ chim yên tĩnh

+> Khi con chim được cung cấp dưỡng chất tốt, chăm đều tay hằng ngày sẽ tự động lên lửa, bắt nhịp chơi.

2. Nếu chim căng - căng sục quá mức bu chụp :

- Nên chọn cám mát ăn quanh năm

- Không nên thúc kích chim bằng các loại thức ăn nóng trong thời gian ngắn, thúc chim thi ... dễ là chim ức chế. Hãy chăm sóc theo giai đoạn lộ trình chim lên từ từ có nội lực sâu , chim chơi điềm tĩnh, nước rút vòng sâu sẽ tốt hơn .

- Kết hợp nuôi lồng lực để chim thoải mái giải phóng năng lượng.

- Về mùa nóng ( Hè ) : Điều tiết trái cây mát thêm ví dụ : Đu đủ, dưa ... Ngoài ra vẫn duy trì ăn các loại quả khác. Ví dụ : 3 ngày ăn chuối 2 ngày đu đủ 1 ngày táo ... Chủ chim quan sát định lượng với con chim thực tế.

- Hạn chế ăn sâu.

- Về mùa lạnh ( Đông ) : Có thể nâng lượng mồi tươi ( Dế, cào cào ...) , các loại quả chín : Chuối, táo...

- Đảm bảo đều đặn dãi dượt số ngày, số giờ dãi ( Nếu ko đi dãi đều hoặc thời gian dãi ít thì nên điều tiết bằng nguồn thức ăn và lồng để nết chim điềm đạm hơn , tránh sinh tật lỗi, cắn phá lông ... vân vân )

- Lựa chọn lồng nuôi và cầu phù hợp với nết chơi và thể trạng của chim ( ... )

3. Thực tế lối đánh cơ bản của chào mào :

- Nết chim đánh đấu rê cầu : Chim đỡ tốn lực, nhưng dễ mất hình bộ nên đòi hỏi chăm chim có lực tốt hoặc lựa chọn chim từ ban đầu tốt

( Những chú chim ít rê mà có xu hướng nhẩy cóc cũng có thể chơi được và thượng lựa lồng vuông hoặc thái )

- Nết đánh chạy cầu ( Đánh 3 mặt  - chim đánh đều ) , Nết tốt nết này lợi thế dễ đi sâu vòng trong

- Nết đánh găm, lật cầu : Nết tốt tuy nhiên Nết này thường găm dí 1 đối thủ, những chú chim này rất gấu nhưng nếu đối thủ bị hạ mà không găm đấu bắt mặt con khác thì cũng dễ bị lơ bỏ đấu, nhớn nhơ , sinh lỗi...

- Nết đánh lên nan , xuống cầu : Nết hay, điềm đạm đễ đi sâu vòng trong

- Nết đánh bu, chụp : Nết dữ , đồi hỏi phải có lực khỏe nếu không dễ sinh lỗi vid dụ : Rũ, móc bô, rỉa ... vì chim tốn nhiều lực. Cũng có thể thường xảy ra ở những chú chim ít nghiệm nghiệm bu chụp nhảy hết lực thở há mỏ, nhảy mất phương hướng, dồn dập ...

4. Điều tiết thói quen cho chim qua cách chăm sóc.

- Nên chăm đều tay, đều dặn hằng ngày, hạn chế thay đổi lồng - đổi cầu để chim quen với bước nhảy nhịp nhảy cầu, dành thời gian chim quen mặt chủ - tiếng nói chủ chủ và tập dãi dượt vài ngày và khung giờ cố định.

chào mào haycám chào mào tốt nhất

chào máo đít đỏchào máo đấu hót cám chim chào mào